Tái hiện nghiên cứu Hiệu ứng Barnum

Theo các nghiên cứu tái hiện, có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng khi tạo ra hiệu ứng Forer. Yếu tố đầu tiên là nội dung đánh giá và tỷ lệ đánh giá tích cực/tiêu cực. Yếu tố còn lại là niềm tin của chủ thể vào sự trung thực của người cung cấp phản hồi.[13][14] Năm 2011, một nghiên cứu tái hiện khác đã sử dụng các nhận định áp dụng cho tổ chức hơn là các cá nhân. Kết quả thí nghiệm này cũng không khác so với các thí nghiệm trước. Kết luận đưa ra là con người đã nhân hóa tổ chức và cả tin khi diễn giải tính cách bản thân.[15]

Khi các đánh giá đủ mơ hồ, hiệu ứng Forer gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Người ta sẽ đọc ra những ý nghĩa của riêng mình từ những đánh giá đó, khiến chúng trở nên "cá nhân" hơn. Những đánh giá hiệu quả nhất thường có cụm từ "có những lúc", chẳng hạn như: "Có những lúc bạn cảm thấy vô cùng chắc chắn nhưng cũng có khi bạn lại không được tự tin bằng." Cụm này có thể áp dụng cho gần như tất cả mọi người nên họ đều sẽ có thể đọc ra một ý nghĩa cho riêng mình. Trong các thí nghiệm tái hiện, những đánh giá mơ hồ như vậy sẽ khiến hiệu ứng Forer chắc chắn xảy ra.[16]

Con người sẽ dễ chấp nhận những đánh giá tiêu cực về bản thân hơn nếu họ tin rằng người đưa ra những đánh giá đó là một chuyên gia. Chứng cứ thực nghiệm cho thấy những người độc đoán, bị rối loạn thần kinh chức năng hoặc có nhu cầu chấp nhận lớn hơn bình thường cũng dễ bị hiệu ứng Forer ảnh hưởng hơn.[8]